Xem Thêm |
Đang truy cập: 240 Trong ngày: 1400 Trong tuần: 1751 Lượt truy cập: 706680 |
1. Đốn tỉa, tạo hình
Sau mỗi mùa thu hái quả, công việc đốn tỉa, tạo hình cho cây Cam, Bưởi phải được tiến hành thường xuyên như: cắt bỏ những cành khô, cành bị sâu bệnh, cành tăm, cành vượt, cành xiên vào tán, cành mọc quá dày, cành quá yếu nhằm tạo cho cây thông thoáng, ít sâu bệnh.
2. Chăm sóc, bón phân
* Chăm sóc
- Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng, trú ngụ, xâm nhập của sâu bệnh.
- Tưới nước: Cây Cam, Bưởi, là loại cây ưa ẩm và ít chịu hạn, việc tưới nước cho cây là rất cần thiết ở các thời kỳ nẩy mầm, phân hoá mầm hoa, thời kỳ ra hoa, kết quả và quả phát triển.
Lưu ý: Không để vườn Cam, Bưởi bị úng nhất là giai đoạn khi cây mang quả.
* BÓN PHÂN GỐC:
- Lượng bón: tính theo tuổi, tuỳ tình hình sinh trưởng của câỵ
TUỔI CÂY |
LƯỢNG PHÂN BÓN /CÂY (kg) |
|||
Phân chuồng |
Urê |
Supe lân |
Kali |
|
Từ 1 - 3 năm tuổi |
20 - 25 |
0,2 - 0,3 |
0,5 - 0,7 |
0,2 |
Từ 4 - 6 năm tuổi |
25 - 50 |
0,5 - 0,6 |
0,8 - 1,2 |
0,3 |
Từ 7 - 8 năm tuổi trở đi |
60 - 90 |
0,8 - 1,0 |
1,2 - 1,5 |
0,5 |
Bà con có thể thay thế phân chuồng bằng phân hữu cơ, phân lân vi sinh,.
Cách bón: Dùng cuốc đào rãnh hoặc cuốc hố theo mép ngoài hình chiếu tán cây, sâu 25 - 30 cm, Rộng 20 - 25 cm (tuỳ lượng phân bón) trộn đều các loại phân bón, bón vào rãnh rồi lấp đất ngay.
PHUN QUA LÁ BẰNG SẢN PHẨM THIÊN - BÌNH
|
Giai đoạn phun |
Sản phẩm |
Công dụng |
|
Sau khi thu hoạch, tỉa cành |
TB 25 - 10 – 10 + SIÊU LÂN ABA3 |
Giúp cây hồi phục, phát triển bộ rễ, phát triển cành-nhánh mới |
|
Thời kỳ nẩy lộc Phân hóa mầm hoa |
SIÊU LÂN ABA3 |
Giúp cây nẩy lộc, đâm chồi, phân hóa mầm hoa |
|
Thời kỳ ra hoa Đậu quả |
Kích phát tố ABA + BOCA power Hoặc Borchat ABA |
Kích thích cây ra hoa đồng loạt, tỷ lệ đậu quả cao. Hạn chế rụng hoa và quả non do thiếu hụt Bo và Canxi |
Giai đoạn nuôi quả Quả lớn bằng ngon tay cái |
TB 25 - 10 - 10 BOCA power |
Cung cấp NPK và các chất thiết yếu cho cây, giúp nuôi quả, kháng sâu bệnh. Hạn chế trái non rụng. |
|
Giai đoạn nuôi quả Quả lớn bằng quả Trứng gà cho Đến khi thu hoạch |
KALI – S ABA5 |
Giúp quả lớn nhanh, chín đều, mọng nước, mẫu mã đẹp, hạn chế nứt trái, ghẻ trái |
|
Một số Sâu bệnh phổ biến đối với Cây Cam, Bưởi
A. SÂU HẠI
1. Sâu Vẽ bùa :
Sâu đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường ngoằn ngoèo . Sự phá hại của sâu làm cho lá co cúm, quăn queo, hạn chế quang hợp. Ngoài ra, các vết thương do sâu tạo nên trên lá, chồi tạo điều kiện cho bệnh loét phát triển.
Biện pháp phòng trừ : chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, thúc cho các đợt ra lộc tập trung.
Bệnh nặng dùng các loại thuốc hóa học có tác dụng nội hấp để phun phòng trừ cho Cam, Quýt , bưởi
2. Rầy chống cánh :
* Tác hại : là côn trùng truyền bệnh vàng lá (greening) trên Cam, Quýt, Bưởi. Trực tiếp gây hại bằng cách chích hút trên đọt non, làm đọt non chết.
Thiên địch của Rầy chống cánh : bọ Rùa, Ong ký sinh và nấm
* Biện pháp phòng trừ : Trồng cây chắn gió xung quanh vườn để ngăn chặn rầy từ nơi khác bay đến. Cắt tỉa cành, điều khiển các đọt non tập trung để xịt thuốc rầy. Thường xuyên thăm vườn để phát hiện ấu trùng và rầy trưởng thành để tiêu diệt kịp thời, nhất là những giai đoạn cây ra đọt non hoặc sau những cơn giông lớn. Nhổ bỏ những cây bị bênh vàng lá trong vườn đem tiêu hủy để trừ nguồn bệnh lây lan sang cây khỏe. Trước khi hủy xịt thuốc để loại trừ Rầy cánh bay sang cây lân cận.
* Bảo vệ các loài Thiên địch phát triển bằng cách phun thuốc phòng trừ hợp lý.
3. Rầy Mềm : Thường chích hút nhựa ở đầu ngọn làm chồi và lá non không phát triển được, co cụm lại, đồng thời phân của chúng thải ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển. Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây có múi.
Phòng trừ : Phun thuốc phòng trừ rầy rệp trên Cam, Bưởi, Quýt vào cac đợt lộc của cây.
4. Nhện đỏ :
Các ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ, màu nâu, vàng lợt hoặc trắng trong tùy loại, thường bu chích hút bên ngoài vỏ trái non khoảng 1 – 2 tháng tuổi, ít khi trái bị rụng nhưng thường làm cho vỏ trái sần sùi như cám, nên thường gọi là da nám, làm giảm giá trị thương phẩm.
Phòng trừ : Phun các loại thuốc đặc trị nhện đỏ.
B. BỆNH HẠI :
1. Bệnh loét : do vi khuẩn gây hại. Ban đầu lá, trái cành đều bị nhiểm, dễ thấy nhất trên lá và trái. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sũng nước, màu xanh đậm, sau đó biến thành màu nâu nhạt, mọc nhỏ trên mặt lá hay vỏ trái, chung quanh vết bệnh lá có thể có quầng vàng.
* Biện pháp phòng trừ : Cắt bỏ, Tiêu hủy những cành lá bệnh, vệ sinh nghiêm ngặt kể cả quần áo công nhân làm vườn. Phun các loại thuốc gốc đồng Copperzinc, Zineb 80 BHN ở giai đoạn cây đâm tược ra hoa và sau đó khi cây 2/3 hoa đã rụng cánh và tiếp tục phun định kỳ 2 tuần lần cho đến khi trái chín.
* Xử lý hạt, mắt ghép trước bằng nước Javel hay nhiệt ( nước : 5 nóng : 5 lạnh ) trong 20 phút.
2. Bệnh vàng lá Greening : Do vi khuẩn gram sống trong mạch dẫn libe của cây, lây lan qua mắt ghép hoặc do Rầy chống cánh truyền qua. Vi khuẩn gây sáo trộn sinh lý, làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng. Do đó, làm thiệt hại đến năng suất, phẩm chất trái.
Trung gian truyền bệnh : Côn trùng truyền bệnh vàng lá Greening là Rầy chống cánh Diaphorinacitri. Kuwayama hút truyền vi khuẩn từ cây này sang cây khác.
* Phun thuốc
* Phòng trừ : Không có thuốc trị bệnh mà chỉ có thể sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp đồng bộ và có tính cách rộng rãi trong vùng mới có hiệu quả :
- Loại bỏ cây nhiễm bệnh, cây ký chủ rầy.
- Trồng cây giống sạch bệnh, cách ly nguồn nhiễm bệnh, nên trồng thưa và có cây chắn gió bảo vệ trong ngoài.
- Sử dụng thuốc hóa học phun định kỳ bảo vệ các đọt lá non, nhất là vào mùa xuân, hay đầu muà mưa, vì rầy luôn chọn các đọt non ( Lộc) để đẻ trứng.
3 . Bệnh thối gốc chảy nhựa : Do nấm Phytopthora gây ra. Lúc đầu bệnh làm cho vỏ của thân cây ở vùng gốc vị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy mủ hôi. Cây bệnh ít rễ mảnh, rể ngắn, vỏ rễ thối, rất dễ tuột, nhất là ở các rễ con, lá bị vàng. Nấm gây bệnh này cũng làm thối trái ở gần mặt đất và ở các vườn trồng cây.
* Phòng trừ : Chọn gốc ghép chống chịu sâu bệnh như cam ba lá, cam chua,.. Đất trồng phải ráo, tránh gây thương tích vùng gốc và rễ..
Mọi thắc mắc xin liên hệ số ĐT : 04 2241 2149
Hoặc Email : thienbinhec@gmail.com
Website : www.thienbinhec.com
PHÒNG KỸ THUẬT BIÊN SOẠN
Người gửi / điện thoại
Thông Tin Bản Quyền | Liên Hệ | Liên Kết |
Công ty TNHH AMF Thiên Bình THIÊN - BÌNH AMF CO., LTD Trụ sở : số 39B, ngõ 44 Trần Thái Tông - Phường Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội Văn Phòng Và Nhà Máy : KM số 9 + 900 Đại Lộ Thăng Long - KCN Bắc An Khánh - Hoài Đức - Hà Nội | ĐT : 024 2241 2149 HOTLINE : 024 3399 6852 Email : amfthienbinh@gmail.com | Tweets Yahoo ! |